Tự chủ chiến lược và nguyên nhân các nước đẩy mạnh tự chủ chiến lược
- Được đăng: Thứ bảy, 06 Tháng 4 2024 08:23
- Lượt xem: 465
(TUAG)- Trong bối cảnh thế giới nhiều biến động, phức tạp, khó lường, chứa đựng không ít nhân tố bất ổn, bất định hiện nay, tự chủ chiến lược đang nổi lên như một xu hướng trong chính sách đối ngoại của các nước dù lớn hay nhỏ. Tự chủ chiến lược đã trở thành định hướng chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, ứng phó với các thách thức từ cạnh tranh nước lớn, khủng hoảng kinh tế, các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Khái niệm tự chủ chiến lược (strategic autonomy) được đưa vào chính sách đối ngoại của một số quốc gia trên thế giới kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau, khái niệm tự chủ chiến lược bao hàm những định hướng và hàm ý khác nhau, dựa trên bối cảnh lịch sử, lợi ích quốc gia - dân tộc cụ thể cũng như vị trí của quốc gia đó trong trật tự quốc tế.
Tự chủ chiến lược phản ánh khả năng của một quốc gia trong việc theo đuổi, triển khai chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích quốc gia và các ưu tiên đã xác định mà không bị ràng buộc, tác động bởi bất kỳ quốc gia nào khác. Hay nói một cách khác, tự chủ chiến lược là việc các nước đưa ra những lựa chọn chỉ “đơn thuần dựa trên lợi ích quốc gia”. Song, tự chủ chiến lược không có nghĩa là tự cô lập, hay theo đuổi chính sách biệt lập. Trên thực tế, tự chủ chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn hiện nay phản ánh sự độc lập của một quốc gia trong việc lựa chọn các đối tác, tham gia những thỏa thuận hợp tác để bảo vệ và thực hiện các mục tiêu, lợi ích một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tự chủ chiến lược dùng để chỉ khả năng của một chủ thể trong việc định hình các ưu tiên và có đủ sức mạnh tổng hợp về thể chế, chính trị, vật chất để tự thực hiện các ưu tiên, quyết định đó mà không bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba. Một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến sự tự chủ chiến lược của một quốc gia về đối ngoại là yếu tố sức mạnh tổng hợp quốc gia. Sức mạnh tổng hợp quốc gia càng lớn sẽ giúp các quốc gia khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, tối đa hóa khả năng hành động độc lập và bảo vệ hiệu quả giá trị, lợi ích của mình trên thế giới.
Như vậy có thể thấy, hầu hết quan niệm về tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế cho đến nay đều cơ bản nhấn mạnh, một quốc gia để có khả năng tự chủ chiến lược, trước tiên cần hội tụ đủ ba yếu tố, đó là:
(1)- Sự độc lập về ý chí chính trị;
(2)- Khả năng tự quyết định và hành động;
(3)- Sức mạnh tổng hợp quốc gia, để triển khai các quyết tâm của mình.
Bởi vì, một quốc gia dù có nội lực mạnh đến đâu, song nếu thiếu sự nhận thức, ý chí về tự chủ, cũng khó có thể tự quyết định hoặc hành động một cách tự chủ.
Trên thực tế, không ít quốc gia tầm trung có sức mạnh tổng hợp quốc gia hạn chế song ngày càng thể hiện được các quyết định độc lập dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, cho dù những quyết định đó có thể gặp phải sức ép lớn từ các cường quốc khác.
Trong giai đoạn hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, có ba nhân tố chính làm gia tăng xu hướng tự chủ chiến lược của các quốc gia trên thế giới.
Một là, những biến động phức tạp, khó dự báo của cục diện thế giới trong giai đoạn quá độ, khi trật tự thế giới mới chưa hình thành.
Nhìn chung, từ thập niên cuối thế kỷ XX đến nay diễn ra sự suy yếu tương đối của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, dẫn đến sự chuyển dịch quyền lực lần thứ ba trên phạm vi toàn cầu.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia này thúc đẩy cục diện thế giới biến đổi mạnh theo xu hướng đa cực, đa trung tâm nhanh hơn, chuyển trật tự thế giới từ đơn cực sau Chiến tranh lạnh thành trật tự “nhất siêu, đa cường”.
Trong bối cảnh này, sự cọ xát, cạnh tranh chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tập hợp lực lượng, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đang gia tăng tính quyết liệt, gay gắt và tác động ảnh hưởng sâu rộng đến an ninh chính trị toàn cầu, nhất là đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Biển Đông, tạo ra nhiều thách thức mới khó lường đối với những khu vực này.
Hai là, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc là cuộc cạnh tranh chiến lược tiêu biểu giữa một cường quốc đang “trỗi dậy” mạnh mẽ và một cường quốc “tại vị”. Nếu như trước đây, mặt cạnh tranh chủ yếu diễn ra trên khía cạnh hệ tư tưởng, an ninh, quân sự…, thì hiện nay, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi; đa dạng về lĩnh vực (kinh tế, công nghệ,…) và phạm vi địa lý, quy mô ngày càng mở rộng (Bắc cực, Nam cực, đại dương, vũ trụ…).
Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn và chi phối đời sống quan hệ quốc tế ít nhất trong vài thập niên tới; các nước vừa và nhỏ sẽ chịu sức ép “chọn bên” lớn hơn.
Trong bối cảnh đó, một số tổ chức quốc tế được cho là sẽ suy giảm vai trò hoặc giải thể; một số sẽ tái cấu trúc về thành phần, tập hợp lực lượng, “luật chơi”; một số phù hợp với quy luật vận động sẽ ngày càng phát triển.
Ba là, những diễn biến phức tạp, kéo dài cùng những tác động nghiêm trọng và khó đảo ngược của các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Trong những năm tới, nguy cơ về xung đột vũ trang, an ninh hạt nhân, những biểu hiện của chính trị cường quyền… được dự báo có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh vi hơn, đe dọa vai trò, quyền lực thực tế của Liên hợp quốc và sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước vừa và nhỏ.
Các vấn đề toàn cầu, như khủng bố toàn cầu, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, đói nghèo, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… có thể nổi lên gay gắt hơn, cả về tính chất, quy mô và mức độ tác động. Đặc biệt, vấn đề cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước, đang là thách thức hết sức nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến an ninh và phát triển của nhiều quốc gia, khu vực.
Đồng thời, vấn đề an ninh biển cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng do cạnh tranh chiến lược, tranh chấp biển, đảo ngày càng quyết liệt, đe dọa trực tiếp đến an ninh các tuyến đường hàng hải và an ninh môi trường biển, an ninh các nguồn lợi hải sản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và trưởng đoàn các nước ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 42
Khái niệm tự chủ chiến lược (strategic autonomy) được đưa vào chính sách đối ngoại của một số quốc gia trên thế giới kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau, khái niệm tự chủ chiến lược bao hàm những định hướng và hàm ý khác nhau, dựa trên bối cảnh lịch sử, lợi ích quốc gia - dân tộc cụ thể cũng như vị trí của quốc gia đó trong trật tự quốc tế.
Tự chủ chiến lược phản ánh khả năng của một quốc gia trong việc theo đuổi, triển khai chính sách đối ngoại phục vụ lợi ích quốc gia và các ưu tiên đã xác định mà không bị ràng buộc, tác động bởi bất kỳ quốc gia nào khác. Hay nói một cách khác, tự chủ chiến lược là việc các nước đưa ra những lựa chọn chỉ “đơn thuần dựa trên lợi ích quốc gia”. Song, tự chủ chiến lược không có nghĩa là tự cô lập, hay theo đuổi chính sách biệt lập. Trên thực tế, tự chủ chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn hiện nay phản ánh sự độc lập của một quốc gia trong việc lựa chọn các đối tác, tham gia những thỏa thuận hợp tác để bảo vệ và thực hiện các mục tiêu, lợi ích một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Tự chủ chiến lược dùng để chỉ khả năng của một chủ thể trong việc định hình các ưu tiên và có đủ sức mạnh tổng hợp về thể chế, chính trị, vật chất để tự thực hiện các ưu tiên, quyết định đó mà không bị ảnh hưởng bởi bên thứ ba. Một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến sự tự chủ chiến lược của một quốc gia về đối ngoại là yếu tố sức mạnh tổng hợp quốc gia. Sức mạnh tổng hợp quốc gia càng lớn sẽ giúp các quốc gia khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, tối đa hóa khả năng hành động độc lập và bảo vệ hiệu quả giá trị, lợi ích của mình trên thế giới.
Như vậy có thể thấy, hầu hết quan niệm về tự chủ chiến lược trong quan hệ quốc tế cho đến nay đều cơ bản nhấn mạnh, một quốc gia để có khả năng tự chủ chiến lược, trước tiên cần hội tụ đủ ba yếu tố, đó là:
(1)- Sự độc lập về ý chí chính trị;
(2)- Khả năng tự quyết định và hành động;
(3)- Sức mạnh tổng hợp quốc gia, để triển khai các quyết tâm của mình.
Bởi vì, một quốc gia dù có nội lực mạnh đến đâu, song nếu thiếu sự nhận thức, ý chí về tự chủ, cũng khó có thể tự quyết định hoặc hành động một cách tự chủ.
Trên thực tế, không ít quốc gia tầm trung có sức mạnh tổng hợp quốc gia hạn chế song ngày càng thể hiện được các quyết định độc lập dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, cho dù những quyết định đó có thể gặp phải sức ép lớn từ các cường quốc khác.
Trong giai đoạn hiện nay, giới chuyên gia cho rằng, có ba nhân tố chính làm gia tăng xu hướng tự chủ chiến lược của các quốc gia trên thế giới.
Một là, những biến động phức tạp, khó dự báo của cục diện thế giới trong giai đoạn quá độ, khi trật tự thế giới mới chưa hình thành.
Nhìn chung, từ thập niên cuối thế kỷ XX đến nay diễn ra sự suy yếu tương đối của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số nước, nổi bật là Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, dẫn đến sự chuyển dịch quyền lực lần thứ ba trên phạm vi toàn cầu.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các quốc gia này thúc đẩy cục diện thế giới biến đổi mạnh theo xu hướng đa cực, đa trung tâm nhanh hơn, chuyển trật tự thế giới từ đơn cực sau Chiến tranh lạnh thành trật tự “nhất siêu, đa cường”.
Trong bối cảnh này, sự cọ xát, cạnh tranh chiến lược, điều chỉnh chiến lược, tập hợp lực lượng, tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đang gia tăng tính quyết liệt, gay gắt và tác động ảnh hưởng sâu rộng đến an ninh chính trị toàn cầu, nhất là đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Biển Đông, tạo ra nhiều thách thức mới khó lường đối với những khu vực này.
Hai là, sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.
Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc là cuộc cạnh tranh chiến lược tiêu biểu giữa một cường quốc đang “trỗi dậy” mạnh mẽ và một cường quốc “tại vị”. Nếu như trước đây, mặt cạnh tranh chủ yếu diễn ra trên khía cạnh hệ tư tưởng, an ninh, quân sự…, thì hiện nay, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra với tính chất ngày càng phức tạp, tinh vi; đa dạng về lĩnh vực (kinh tế, công nghệ,…) và phạm vi địa lý, quy mô ngày càng mở rộng (Bắc cực, Nam cực, đại dương, vũ trụ…).
Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn và chi phối đời sống quan hệ quốc tế ít nhất trong vài thập niên tới; các nước vừa và nhỏ sẽ chịu sức ép “chọn bên” lớn hơn.
Trong bối cảnh đó, một số tổ chức quốc tế được cho là sẽ suy giảm vai trò hoặc giải thể; một số sẽ tái cấu trúc về thành phần, tập hợp lực lượng, “luật chơi”; một số phù hợp với quy luật vận động sẽ ngày càng phát triển.
Ba là, những diễn biến phức tạp, kéo dài cùng những tác động nghiêm trọng và khó đảo ngược của các thách thức an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
Trong những năm tới, nguy cơ về xung đột vũ trang, an ninh hạt nhân, những biểu hiện của chính trị cường quyền… được dự báo có thể sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, tinh vi hơn, đe dọa vai trò, quyền lực thực tế của Liên hợp quốc và sự độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước vừa và nhỏ.
Các vấn đề toàn cầu, như khủng bố toàn cầu, tội phạm xuyên quốc gia, phổ biến vũ khí hủy diệt, thảm họa thiên tai, thảm họa môi trường sinh thái, đói nghèo, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… có thể nổi lên gay gắt hơn, cả về tính chất, quy mô và mức độ tác động. Đặc biệt, vấn đề cạn kiệt tài nguyên, nhất là năng lượng và nguồn nước, đang là thách thức hết sức nghiêm trọng, tác động mạnh mẽ đến an ninh và phát triển của nhiều quốc gia, khu vực.
Đồng thời, vấn đề an ninh biển cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng do cạnh tranh chiến lược, tranh chấp biển, đảo ngày càng quyết liệt, đe dọa trực tiếp đến an ninh các tuyến đường hàng hải và an ninh môi trường biển, an ninh các nguồn lợi hải sản.
P.TT